Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Niềm tự hào, kết nối và tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Quảng cáo
Hỗ trợ trực tuyến
  • Hotline 1: 0989 32 32 69

  • Phòng vé
    0975 11 22 67
  • Điều Hành 1

    Mr.Chiến
    0988 11 22 67
  • Điều Hành 2

    Mr.Thành
    0939 32 32 69
  • Tel:
    04 36577285
  • TƯ VẤN:
    0975 11 22 67
Fanpage facebook
Bình luận mới nhất
    Chưa có bình luận mới
Lượt truy cập
  • Hôm nay 91
  • Tổng lượt truy cập 1,634,277
Tag Cloud
Tỷ giá vàng

Tỷ giá ngoại tệ

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Niềm tự hào, kết nối và tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Từ bao đời nay, trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, các Vua Hùng là Quốc tổ có công dựng nên Nhà nước đầu tiên trong lịch sử, là tổ tiên chung của toàn dân tộc.

Mọi người dân Việt Nam đều tự hào mang trong mình dòng máu “Lạc Hồng”, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ con cháu với công đức của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, con cháu Lạc cháu Hồng sinh sống ở khắp nơi trên mọi miền tổ quốc và cả ở nước ngoài đã xây dựng nên 1.417 di tích thờ cúng các Vua Hùng và vợ con, tướng lĩnh thời Hùng Vương; tổ chức giỗ Tổ hàng năm để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Đây thực sự là một minh chứng khẳng định tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một di sản văn hoá độc đáo, trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Đồng thời cũng là dịp quan trọng để chúng ta giới thiệu ra thế giới một di sản đã thấm đẫm vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của mỗi người dân Việt Nam.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, bảo tồn và phát huy giá trị to lớn của di sản. Tỉnh đã tập trung, phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để thực hiện chương trình hành động quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cam kết với UNESCO về bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể theo Công ước 2003.

Tỉnh cũng đã đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chỉ đạo tổng kiểm kê di sản văn hoá trong cả nước và ở các quốc gia khác, nơi có cộng đồng người Việt Nam sinh sống. Thông qua kiểm kê để nắm được tổng thể và thực trạng không gian tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, từ đó có biện pháp bảo tồn, khôi phục và phát huy nhằm phục vụ tốt hơn việc thực hành thờ cúng Hùng Vương. Đồng thời, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm ban hành văn bản bổ sung nội dung hướng dẫn tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương tại các di tích thờ cúng Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương trong cả nước để thực hành thống nhất.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá di sản trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng, gắn tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với sự cố kết cộng đồng; là điểm tựa tinh thần và là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Gắn kết di sản văn hoá Hát Xoan Phú Thọ với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để khôi phục sự nguyên gốc bản sắc văn hóa của Hát Xoan ra đời để hát thờ các Vua Hùng; gắn di sản với các tour, tuyến du lịch trải nghiệm văn hoá tâm linh vùng Đất Tổ cùng các di tích lịch sử thờ Vua Hùng và các nhân vật thời Hùng Vương trong cả nước.

Trong những năm qua, nhất là năm 2013, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và nhiều di tích thờ cúng Hùng Vương trong tỉnh tiếp tục được tăng cường đầu tư tôn tạo. Một số nội dung về thực hành tín ngưỡng cũng đã được nghiên cứu theo hướng khôi phục các giá trị nguyên bản, tăng cường nguồn lực tu bổ, xây dựng bổ sung thiết chế văn hoá tại Di tích lịch sử Đền Hùng nhằm phục vụ tốt hơn việc thực hành tín ngưỡng.

Để bảo tồn và phát huy những giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, tỉnh sẽ tập trung tuyên truyền quảng bá tín ngưỡng một cách sâu rộng đến đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế để mọi người hiểu hơn về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; hiểu thêm truyền thống văn hóa của người Việt Nam; tiếp tục đầu tư, tôn tạo, tu bổ các nơi thờ tự Vua Hùng, vợ con các Vua Hùng và tướng lĩnh thời Hùng Vương, đặc biệt là Khu Di tích lịch sử Đền Hùng - nơi hội tụ, đỉnh cao - nơi mà mọi người Việt Nam thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Đặc biệt, tỉnh sẽ tổ chức tốt Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hàng năm cho người dân được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động Giỗ Tổ, vì chính người dân mới là chủ thể, là người giữ gìn và lưu truyền, bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản.

Như thường lệ, các hoạt động trong chương trình giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Ðền Hùng năm nay được tổ chức trang nghiêm, thành kính với nhiều hoạt động văn hóa mang đậm nét dân gian truyền thống. Tuy nhiên, thời gian tổ chức sẽ được rút ngắn xuống còn 5 ngày, từ ngày 5 - 9/4/2014 (tức từ mùng 6 đến 10 tháng 3 năm Giáp Ngọ). Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay có nhiều nét mới: Phần lễ có sự tham gia dâng lễ vật của 4 tỉnh tham gia góp giỗ; trang phục lễ trong Lễ giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch sẽ được phân theo 3 cấp; xã hội hóa rước kiệu về Đền Hùng; các địa phương nơi có đền thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng cùng thời gian tỉnh Phú Thọ tổ chức dâng hương tại Đền Thượng, núi Nghĩa Lĩnh, Khu di tích lịch sử Đền Hùng (từ 7 giờ 00 ngày 10/3 năm Giáp Ngọ); không dâng lễ vật tại Đền thờ Lạc Long Quân. Phần hội có Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội Đền Hùng năm 2014, kết thúc là màn bắn pháo hoa tầm cao; tổ chức nhiều hoạt động triển lãm tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và thành phố Việt Trì; sẽ có 5 đoàn nghệ thuật của 5 tỉnh tham gia biểu diễn tại Lễ hội Đền Hùng (4 tỉnh góp giỗ và thành phố Hà Nội) với những tiết mục mang đậm bản sắc vùng miền như Đờn ca tài tử của tỉnh Vĩnh Long và Long An, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Hát Xoan Phú Thọ; giải bóng đá tranh Cúp Hùng Vương; 100 gian hàng triển lãm của tổ chức Quỹ tu bổ Đền Hùng…

Di sản phi vật thể liên tục thay đổi, có thể bị mai một, nhưng cũng có thể được bổ sung, làm giàu thêm bởi các thế hệ kế tiếp. Nâng cao vai trò chủ động của cộng đồng tham gia vào việc tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương ở Đền Hùng và ở các đình, đền khác có thực hành tín ngưỡng Hùng Vương là điều kiện tiên quyết để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản./.

Hà Kế San - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Ngọ 2014

Nguồn: Cổng giao tiếp điện tử Phú Thọ

 

Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Tin tức khác