CHÚC MỪNG NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG Y KHOA, LỜI THỀ HIPPOCRATES, VÀ HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG

Quảng cáo
Hỗ trợ trực tuyến
  • Hotline 1: 0989 32 32 69

  • Phòng vé
    0975 11 22 67
  • Điều Hành 1

    Mr.Chiến
    0988 11 22 67
  • Điều Hành 2

    Mr.Thành
    0939 32 32 69
  • Tel:
    04 36577285
  • TƯ VẤN:
    0975 11 22 67
Fanpage facebook
Bình luận mới nhất
    Chưa có bình luận mới
Lượt truy cập
  • Hôm nay 428
  • Tổng lượt truy cập 1,500,357
Tag Cloud
Tỷ giá vàng

Tỷ giá ngoại tệ

CHÚC MỪNG NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG Y KHOA, LỜI THỀ HIPPOCRATES, VÀ HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG

Lương y như từ mẫu. Thầy thuốc như mẹ hiền. Nghề thầy thuốc là một sứ mạng thiêng liêng cao cả, của lòng nhân ái.


Plato nói: “Trong chính trị chúng ta giả thiết là người nào biết cách lấy phiếu đương nhiên biết cách quản lý một thành phố hay một quốc gia. Khi chúng ta bị bệnh… chúng ta không tìm một thầy thuốc đẹp trai nhất hay nói hay nhất.” Thầy thuốc hoặc chữa lành được bệnh nhân hoặc không chữa được, không thể đánh bóng mình bằng các xảo thuật bên ngoài. Thầy thuốc chân thật.

Ngày Thứ Năm, 27 tháng 2 năm 2014, 59 năm Ngày Thầy Thuốc Việt Nam, kể từ năm 1955 khi Nhà nước ấn định 27/2 là Ngày Thầy Thuốc hàng năm. Nhận dịp này, xin kính chúc các ông bà, cô bác, anh chị em đã và đang trong ngành y tế một ngày nhiều tình yêu và tạ ơn.

Nhân Ngày Thầy Thuốc chúng ta hãy nghe bài Hành Khúc Ngành Y do ban hợp xướng Đại Học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương (hát rất hay dù hình không tốt), và nói qua một chút về biểu tượng y tế, Lời thề Hippocrates, và Hải Thượng Lãn Ông, được xem là ông tổ của Đông y Việt Nam.

HÀNH KHÚC NGÀNH Y

Ngành của ta ngành y tế vinh quang biết bao
Tuy có khó khăn anh chị em ta vẫn thấy tự hào
Ta đi khắp nơi gìn giữ muôn sức sống dạt dào
Vượt bao gian khó ta tiến lên không quản gian lao

Cuộc đời ta gắn bó với nghề nghiệp ta không phai
Nghề của ta như hoa thắm tươi đón chào xuân mới
Vì tổ quốc ta quyết đứng lên giữ lấy đất trời
Để hiến dâng khối óc, trái tim cho đời đẹp tươi

Là nhân viên ngành y tế ta đi khắp nơi
Biên giới xa xôi hay về nông thôn, nhà máy, công trường
Ta đi khắp nơi gìn giữ muôn sức sống dạt dào
Đẩy lùi thần chết ta tiến lên không quản gian lao

(Cuộc đời ta gắn bó với nghề nghiệp ta không phai
Nghề nghiệp ta như hoa thắm tươi đón chào xuân mới
Vì tổ quốc ta quyết đứng lên giữ lấy đất trời
Để hiến dâng khối óc trái tim cho đời đẹp tươi) (2 lần)


Biểu tượng ngành y

Biểu tượng nghề y sĩ là một cây gậy với một con rắn quấn quanh, gọi là Gậy Aesculapius hay Gậy Asklepios, dùng tên của vị thần thuốc men trong thần thoại Hy Lạp. Vị thần này có tên Hy Lạp là Asklepios và tên La Mã là Aesculapius, được xem là một vị thần hiền dịu, chữa lành các bệnh tật về thể xác cũng như tinh thần của con người. Các tín hữu của thần này lập các đền thờ gọi là asclepions, đền thờ Asklepios, đền thờ chữa bệnh. Đền thờ lớn nhất tọa lạc trong một khu vườn rộng rãi ở Corinth, một thành phố rất lớn thời cổ đại. Người bệnh khắp nơi đến đền thờ, ngủ lại đêm để chờ lấy thuốc, và thường cúng cho thần một con gà.

Aesculapius có nhiều con, kể cả Hygieia, nữ thần của sức khỏe, từ đó có chữ hygiene (vệ sinh), và Panaceia, nữ thần chữa bệnh, từ đó có chữ panacea, thần dược vạn năng.

Gậy Aesculapius là biểu tượng của y tế tại nhiều nơi trên thế giới kể cả American Medical Association và Bộ Y Tế Việt Nam.

Tuy vậy, ngày nay, nhiều nơi đã nhầm lẫn và dùng Gậy Caduceus làm biểu tượng y tế. Gậy Caduceus (phát âm /kəˈdjuːsiəs, -ʃəs/, từ tiếng Hy Lạp kerykeion κηρύκειον) là một cây gậy ngắn với hai cánh ở đầu và hai con rắn quấn quanh thân.

Gậy này trước là do Iris mang. Iris là thần thông tin của nữ thần Hera, vợ của vua trời Zeus. Sau này, gậy này đổi tên là Đũa Thần của Hermes, vì thần Hermes mang nó. Gậy này về sau lại là biểu tượng của thần Mercury, hành tinh trong Thái dương hệ.

Dù chẳng liên hệ gì đến y ‎ tế, ngày nay gậy Caduceus được dùng là biểu tượng y tế nhiều nơi, chỉ vì người ta lẫn lộn nó với gậy Asclepius.

Hippocrates và Lời thề Hippocrates

Hippocrates (khoảng 460 – 370 Trước Công Nguyên) là một y sĩ Hy Lạp thời cổ đại và được xem là tổ phụ của nền y khoa Tây phương. Hippocrates khởi xướng một nền y khoa có tính cách khoa học và bị chống đối kịch liệt bởi hệ thống y khoa của Hy Lạp thời đó là hệ thống chữa bệnh một nửa là y học một nửa là pháp thuật phù thủy. Vì các chống đối này mà Hippocrates bị ở tù 20 năm. Ở trong tù ông viết quyển “Cơ Thể Phức Tạp”, nhiều điều trong đó về cơ thể con người vẫn đúng cho đến ngày nay.

Y khoa các nước Tây phương (và có lẽ mọi quốc gia trên thế giới ngày nay) có “Lời Thề Hippocrates” cho các bác sĩ tuyên thệ khi vào nghề. Ở Việt Nam ta còn gọi là “Lời thề Y đức”. Hiện nay lời thề Hippocrates có vài phiên bản mới. Sau đây là phiên bản nguyên thủy của lời thề Hippocrates:

I swear by Apollo, the healer, Asclepius, Hygieia, and Panacea, and I take to witness all the gods, all the goddesses, to keep according to my ability and my judgment, the following Oath and agreement:

To consider dear to me, as my parents, him who taught me this art; to live in common with him and, if necessary, to share my goods with him; To look upon his children as my own brothers, to teach them this art.

I will prescribe regimens for the good of my patients according to my ability and my judgment and never do harm to anyone.

I will not give a lethal drug to anyone if I am asked, nor will I advise such a plan; and similarly I will not give a woman a pessary to cause an abortion.

But I will preserve the purity of my life and my arts.

I will not cut for stone, even for patients in whom the disease is manifest; I will leave this operation to be performed by practitioners, specialists in this art.

In every house where I come I will enter only for the good of my patients, keeping myself far from all intentional ill-doing and all seduction and especially from the pleasures of love with women or with men, be they free or slaves.

All that may come to my knowledge in the exercise of my profession or in daily commerce with men, which ought not to be spread abroad, I will keep secret and will never reveal.

If I keep this oath faithfully, may I enjoy my life and practice my art, respected by all men and in all times; but if I swerve from it or violate it, may the reverse be my lot.

Tôi tuyên thệ với Apollo, thần chữa bệnh, Asclepius, Hygieia, và Panacea, và tôi minh chứng với tất cả các nam thần, các nữ thần, tôi gìn giữ, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi, lời thề sau đây:

Yêu kính, như là cha mẹ tôi, người đã dạy tôi môn học này; sống hòa nhã với thầy và, nếu cần, chia sẻ tài sản với thầy; chăm sóc con cái thầy như là anh chị em tôi, và dạy họ môn học này.

Tôi sẽ kê toa vì lợi ích của bệnh nhân, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi, và không bao giờ làm hại ai.

Tôi không bao giờ đưa thuốc giết người cho bất kì ai hỏi tôi, và sẽ không tư vấn một kế hoạch như vậy; và cũng như thế tôi sẽ không cho bất kì người phụ nữ nào một dụng cụ phá thai.

Nhưng tôi sẽ giữ tinh khiết cho đời tôi và cho nghề nghiệp của tôi.

Tôi sẽ không giải phẩu để lấy sạn, kể cả đối với bệnh nhân biểu lộ là mang bệnh này; tôi sẽ dành việc giải phẩu cho những y sĩ, chuyên gia về bệnh này.

Mỗi căn nhà tôi bước vào, tôi bước vào vì lợi ích của bệnh nhân của tôi, giữ gìn tôi khỏi mọi ý đồ xấu xa và mọi cám dỗ và đặc biệt là khỏi các khoái lạc tình yêu với phụ nữ hay với nam giới, dù họ là người tự do hay nô lệ.

Tất cả mọi điều tôi biết trong khi hành nghề hay trong giao tiếp với mọi người, mà không nên để lộ ra ngoài, tôi sẽ giữ bí mật và sẽ không bao giờ tiết lộ.

Nếu tôi giữ lời thề này một cách thành khẩn, tôi sẽ được an hưởng đời tôi và thực hành nghề tôi, được mọi người kính trọng mãi mãi; nhưng nếu tôi đi trái đường và vi phạm lời thề, những điều ngược lại sẽ đến với tôi.

(TĐH dịch)

Bản dịch Lời thề Hippocrates của Bộ Y Tế Việt Nam có thể tìm thấy ở đây.

Ông tổ Đông Y Việt Nam

Ở Âu Mỹ, Hippocrates của Hy Lạp (460 B.C. – 377 B.C.) được xem là thủy tổ của y học.

Ở Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông ngày nay được xem là biểu tượng cho y sĩ. Hải Thượng Lãn Ông (“Ông già lười Hải Thượng”) là biệt hiệu của danh y Lê Hữu Trác.

Lê Hữu Trác sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Tý 1720 tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Khi ấy, 20 tuổi, ông vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách, nhưng xã hội bấy giờ rối ren, các phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi, ông bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ, “nghiên cứu trong vài năm cũng biết được đại khái, mới đeo gươm tòng quân để thí nghiệm sức học của mình”.
Lê Hữu Trác bị bệnh từ lúc ở trong quân đội, giải ngũ về phải gánh vác công việc vất vả lại sớm khuya đèn sách không chịu nghỉ ngơi, sau mắc cảm nặng, chạy chữa tới hai năm mà không khỏi. Sau nhờ lương y Trần Độc, nhiệt tình chữa khỏi.

Trong thời gian hơn một năm chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi ông thường đọc “Phùng thị cẩm nang” và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Ông Trần Độc thấy lạ, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông.

Ông làm nhà cạnh rừng đặt tên hiệu “Hải Thượng Lãn ông”. Hải Thượng là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xã Bầu Thượng quê mẹ. “Lãn ông” nghĩa là “ông lười”, ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi.

Sau mấy chục năm tận tụy với nghề nghiệp, Hải Thượng Lãn ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các sách kinh điển: Nội kinh, Nam kinh, Thương hàn, Kim quỹ; tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc. Sau hơn chục năm viết nên bộ “Y tôn tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ảnh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông.

Ông qua đời vào ngày rằm tháng giêng năm Tân Hợi (1791) tại Bầu Thượng, (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), thọ 71 tuổi. Mộ ông nay còn nằm ở khe nước cạn chân núi Minh Từ thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn.

Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thiền sư. Ông để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 22 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học suất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học. (Theo Wikipedia)

- SƯU TẦM-

Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Bài viết khác